Đọc Báo 365


ĐỜI SỐNG

Tôi luôn dặn con: Sau này bố mẹ đi chẳng phải hương khói giỗ chạp làm gì, mất là hết

Nhiều người cứ nghĩ sinh con trai để nối dõi tông đường, có người hương khói làm đám giỗ cho mình lúc mất. Tôi và chồng sống với nhau hơn 20 năm, ông ấy mất gần 5 năm rồi, nhà chưa một lần làm giỗ bao giờ cả. Nhà tôi không phải con trưởng nên việc thờ cúng tổ tiên, ông bà có các bác ở trên lo hết..

Tôi vẫn luôn dặn con cái mình sau này mẹ đi theo bố, các con có lòng cứ làm bát hương thỉnh thoảng thắp cho ấm ban thờ là được không cần phải bày vẽ giỗ chạp cho vất vả ra.

Ảnh minh họa: Nguồn Internet

Nhà tôi có 2 con trai, 1 gái, các con đều lớn có gia đình. Vợ chồng tôi đối đãi thoải mái với con trai con, con dâu lắm. Sống chung một nhà nhưng việc của ai người nấy làm. Tôi cũng không bao giờ phân biệt, giao nhiệm vụ dâu cả phải gánh vác cúng giỗ trong nhà.

Bọn trẻ giờ nó sống hiện đại lắm, không quen mấy thủ tục rườm rà của ông bà xưa đâu. Với lại chính bản thân tôi cũng không có thói quen đó, có thể do tôi không phải dâu trưởng, chưa bao giờ đứng ra làm một đám giỗ nào nên không quan trọng việc hương khói, cúng giỗ. Tôi cũng hay nhắc mấy đứa:

“Sau này mẹ mất các con cứ hỏa táng cho gọn gàng, tro cốt rải ra sông ra biển cho mát không phải chôn cất hay gửi lên chùa mất công thăm viếng”.

Tôi nghĩ đã là bố mẹ thì trong lòng các con luôn có mình ở một vị trí nhất định rồi. Tôi không quan trọng chúng nó phải có trách nhiệm thăm viếng mộ hay mam cao cỗ đầy mới là nhớ. Khi con người ta mất đi là hết, có nhớ nhung cũng để trong tâm tưởng thôi chứ món nọ món kia có ăn được đâu.

Lúc chồng tôi còn sống ông ấy cũng dặn vợ con như vậy. Nên giờ tôi không làm giỗ cho ông ấy theo đúng nguyện vọng. Nói vậy không phải là mẹ con tôi quên bẵng bố. Nếu năm nào đến ngày đó đứa con nào không bận công việc thì vẫn về, mua hoa quả thắp nén nhang cho ban thờ ấm cúng, rồi làm bữa cơm mẹ con ăn với nhau. Đứa nào về được thì về còn không bắt buộc phải có mặt cho bằng được.

Tôi thấy nhà bác cả mỗi lần có giỗ lại mở cỗ to cỗ nhỏ làm đến mấy chục mâm mời hết họ hàng, làng xóm đến ăn uống vừa tốn kém lại mất thời gian, chẳng giải quyết được vấn đề gì. Nhiều người vẫn hay quan niệm ngày giỗ để các con tưởng nhớ, ghi ơn dưỡng dục của ông bà cha mẹ, cũng là dịp để con cái quây quần lại với nhau. Nhưng tôi nghĩ nếu bày ra vui vẻ thì hãy bày còn để cãi nhau, bì tị thì khỏi.

Theo tôi, quan trọng nhất là lúc mình còn sống con cái đối xử với bố mẹ như nào, có hiếu thuận hay không? chứ khi mất đi rồi là hết, chỉ còn nấm mồ vô tri đấy có giỗ hằng năm hay hương khói mù mịt thì ai hưởng. Nên sau khi tôi mất, các con cứ thoải mái vô tư mà sống cho bản thân mình, có hạnh phúc có vui vẻ đấy mới là nguyện vọng lớn nhất của tôi.

Ảnh minh họa: Nguồn Internet

Webtretho

Bình Luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN