Đọc Báo 365


ĐỜI SỐNG

Về sớm thấy mẹ chồng trông 3 cháu vẫn lụi cụi nấu nướng, con dâu hối hận vì luôn khó chịu với bà

Chúng ta đều biết rằng nuôi dạy con cái là một công việc rất vất vả. Khi trẻ dưới 3 tuổi và chưa đi mẫu giáo, luôn có ít nhất một người lớn ở bên cạnh trông nom em bé.

Nhiều gia đình cha mẹ cùng đi làm thì không thể luân phiên ở nhà để chăm sóc con, họ phải chọn lựa hoặc gửi con cho ông bà chăm sóc cháu, hoặc (đa phần) là người mẹ ở nhà chăm sóc con.

Nếu có ông bà ở gần hoặc ông bà ở chung nhà chăm sóc cháu là lý tưởng nhất. Đứa con nào cũng là trái tim của người mẹ, là tâm phúc trong lòng ông bà, không thể nói rằng ông bà không yêu thương hay quan tâm cháu. Cốt yếu là do cách dạy con giữa hai thế hệ quá khác nhau, hay xa hơn, là xuất phát điểm khác nhau. Mối quan hệ mẹ chồng – con dâu sau khi có trẻ nhỏ xuất hiện đặc biệt mâu thuẫn cũng là vì lý do này.

Cô Xuân sinh ba cách đây 3 năm, đây là một sự kiện lớn của gia đình chồng. Bởi vì hiếm người mang thai ba tự nhiên, và việc sinh cùng lúc ba em bé cũng phù hợp với quan điểm thích đông con cháu của người già. Sau sinh thì cũng may có mẹ đẻ giúp chăm, bố mẹ chồng ở xa thì liên tục tiếp tế rau củ, đồ ăn. Cô Xuân luôn phân bì với chồng rằng “cháu bà nội tội bà ngoại”, chồng cũng cười hì hì bảo may mà có ông bà. Tuy nhiên khi ba đứa trẻ gần thôi nôi thì chị dâu cô Xuân ở nước ngoài mang thai, bố mẹ sang thăm thì trúng ngay đợt bùng dịch, thế là kẹt luôn ở nước ngoài. Cô Xuân lúc đó vừa quay lại làm việc không lâu, nếu nghỉ thì mất cơ hội, vả lại nếu một mình chồng đi làm thì sẽ không đủ chi phí nuôi 3 đứa con trai sau này. Cực chẳng đã, cuối cùng phải nhờ mẹ chồng lên chăm sóc 3 cháu trai.

Việc chăm sóc 3 em bé trai được giao cho mẹ chồng (Ảnh Sohu)

Nói cực chẳng đã bởi vì bố mẹ chồng cô Xuân gần như cả đời chỉ bước chân ra khỏi quê nhà lúc đám cưới con trai. Họ thuần tính, ngây thơ nhưng cách sinh hoạt khác nhau cũng nảy sinh nhiều chuyện lặt vặt. Mẹ chồng từ quê lên để chăm sóc cháu giúp con, người dân quê không rành về vệ sinh nên cô Xuân nhiều bực tức cũng lớn tiếng nhưng mẹ chồng chưa bao giờ bắt bẻ. Chẳng hạn như chuyện đơn giản nhất là trước cửa nhà dù sao cũng là bên ngoài, thế mà hôm đầu tiên bà lên, vợ chồng cô Xuân đi siêu thị cùng 3 đứa nhỏ về thì thấy bà đang … nằm trước nhà đợi. Bà than đi xe đau lưng, và bà thấy sân trước cũng sạch nên nằm nghỉ tạm. Rồi đến chuyện bếp núc, máy hâm sữa, máy nấu cháo, máy tiệt trùng bình sữa, máy giữ ấm khăn ướt… Nhìn cô Xuân hướng dẫn cho mẹ chồng, người ngoài nghe tiếng cũng chẳng biết ai mẹ, ai con. Chưa kể mẹ chồng sáng đi chợ hay chào hỏi nói chuyện với hàng xóm, cô Xuân không thích điều đó chút nào, biết đâu họ cười nói chỉ để tọc mạch chuyện trong nhà.

Nhiều khi thấy cảnh mẹ chồng chăm cháu, con dâu vô cùng ngán ngẩm, chẳng hạn như vệ sinh xong là cứ thế chạy nhong nhong (Ảnh QQ)

Đó là phần nếp ăn nếp ở, riêng chuyện bà chăm sóc các cháu luôn làm cô Xuân đau đầu. Tã dùng xong thì quăng đi, bà cứ tiết kiệm giũ sạch nước rồi phơi lên, bảo khô thì dùng lại cũng được 1,2 tiếng, chẳng sợ cháu bị dị ứng. Sữa thì người ta có định lượng rõ ràng, thế mà bà cứ rót bừa nước vào bình, múc 3,4 muỗng gì đó khuấy lên rồi đưa cháu. Chưa kể con dâu đã dặn bao nhiêu lần là đồ cháu thì cứ để chung vào máy giặt, bà toàn giặt tay nên đồ chẳng bao giờ sạch sẽ tinh tươm như máy. Nhưng đó vẫn chưa phải là chuyện khổ tâm nhất. Khi một người lớn tuổi chăm sóc ba đứa trẻ chắc chắn sẽ có chút sơ ý. Mỗi lần về nhà thấy con bị muỗi cắn, hay các bé giành đồ chơi cào nhau trầy mặt, cô Xuân rất đau khổ và than phiền với chồng, bắt mẹ chồng trông con kỹ hơn. Cô biết chăm cháu vất vả nhưng đôi khi không khỏi xót xa, nặng lời với mẹ chồng. Trong nháy mắt, các bé đã tròn 3 tuổi, mẹ chồng chưa một ngày nghỉ.

Ba đứa trẻ ngồi chênh vênh trên kệ bếp (Ảnh QQ)

Hôm đó cô Xuân đi làm về sớm, về đến nhà đã thấy cảnh tượng chảy nước mắt. Thì ra bà nội đang nấu ăn trong bếp, còn ba đứa cháu đang ngồi xếp hàng trên quầy bếp sau lưng. Ba thằng nhóc ngoan lắm, ngồi yên ngoan ngoãn xem bà nấu nướng, có lẽ bà cố ý để cháu ngồi vậy để có thể vừa nấu ăn vừa trông chừng, có điều ngồi như thế rất dễ ngã. Nhưng nhìn cảnh đó, cô con dâu không còn muốn trách móc gì bà. Ngẫm cho cũng 2 năm nay bà chưa một lần đau ốm, cũng không bao giờ than phiền trông 3 đứa cháu mệt như thế nào. Nhà đồng nghiệp cô Xuân chỉ có một đứa trẻ mà 2 giúp việc với bà ngoại trông còn chẳng hết việc để làm, còn mẹ chồng cứ quần quật cả ngày, đêm còn tranh thủ vá mấy chiếc quần lủng lỗ cho cháu, tiết kiệm tiền cho bố mẹ chúng. Ngẫm lại cô Xuân thấy những lần mình lớn tiếng với bà thật quá đáng, chẳng biết bà có giận hay không?

Mẹ chồng là người ở nông thôn nên có nhiều khác biệt trong cách ăn ở, cộng thêm mâu thuẫn giữa hai thế hệ về quan điểm nuôi dạy trẻ khiến quan hệ giữa con dâu và mẹ chồng trở nên nặng nề. Nhưng cô con dâu chưa bao giờ nghĩ mẹ trông 3 cháu cũng rất vất vả (Ảnh 163)

Lúc này, bà mẹ chồng thấy con dâu đang đứng ở cửa trông rất xấu hổ nên nhanh chóng bế ba bà cháu xuống. Bà nhanh chóng giải thích rằng bà không thể trông chừng các cháu khi bà đang nấu ăn, và lo lắng các cháu sẽ bị tai nạn nên bà đã đưa con vào bếp và theo dõi. Vì sàn nhà ướt nên ba đứa trẻ được ngồi trên quầy bếp. Bà biết rằng tuy hơi cao nhưng bà ở ngay đó luôn nhìn cháu nên sẽ không sao

A mẹ về rồi kìa bà ơi (Ảnh QQ)

Cô con dâu không muốn trách móc mẹ chồng, cô rất biết ơn. Cô chưa từng nghĩ đến việc mẹ chồng đã phải vất vả chăm sóc bọn trẻ một mình như vậy. Thậm chí bà còn phải trông chừng ba đứa trẻ khi đang nấu ăn. Ngẫm lại lúc nào vợ chồng về nhà cũng có cơm canh nóng hổi, nhà cửa tuy bừa bộn nhưng buổi tối mẹ chồng dọn chút là xong. Quan trọng nhất là 3 đứa con sạch sẽ, được ăn uống đầy đủ, tối về gặp bố mẹ chỉ lo đùa giỡn. Lẽ ra để mẹ bớt việc thì hai vợ chồng phải về sớm chuẩn bị bữa tối, không ngờ mẹ chồng chưa bao giờ phàn nàn về công việc vất vả của mình. Cô Xuân cảm thấy rất xấu hổ và cảm thấy mình đáng ghét biết bao khi lúc nào cũng nhìn mẹ chồng với con mắt chê trách. Cũng 2 năm mẹ chưa được về nhà, kể cả ngày lễ Tết, có lẽ sắp tới cô sẽ xin nghỉ phép để cả gia đình cùng về quê. Bọn trẻ cũng đã đủ tuổi vào mẫu giáo, cũng nên cho chúng đi học để bà đỡ vất vả. Trẻ con còn nhỏ, người lớn thực sự không nỡ rời xa trong chốc lát, đó là lý do tại sao việc chăm sóc trẻ thật khó khăn. Có một câu nói rằng chăm một đứa trẻ mệt bằng chăm bốn người lớn, và chúng ta có thể tưởng tượng một mình bà chăm ba đứa trẻ vất vả như thế nào. Thêm vào đó, kinh nghiệm sống của thế hệ già lại khác thế hệ trẻ, đây cũng là mâu thuẫn giữa nhiều cặp mẹ chồng – con dâu. Nhưng cũng nên nhìn nhận sự vất vả của nhau, tự đặt mình vào vị trí của người kia để hiểu, để cảm thông nhiều hơn.

Nguồn 163

Webtretho

Bình Luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN