Đọc Báo 365


ĐỜI SỐNG

Mùa djch “được” ở nhà nhưng nhiều phụ nữ Việt phát bệnh trầm cảm, phải đi khám: Chồng vô tâm

Phụ nữ ngày bình thường đã có muôn vàn điều để mệt mỏi và thở than. Nhưng riêng đợt dịch lần này, nó như giọt nước tràn ly trên những áp lực đã dồn nén bấy lâu khiến nhiều chị em rơi vào trầm cảm. Có người, thậm chí còn phải đi gặp bác sĩ tâm lý, khám thần kinh.

Cũng theo như báo VNE đưa tin, Bác sĩ Nguyễn Viết Chung, khoa Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện E, Hà Nội), cho biết, có nhiều bệnh nhân mắc chứng rối loạn lo âu, trầm cảm do thường xuyên căng thẳng trong khoảng thời gian này.

Ví như câu chuyện của chị Hoa, 28 tuổi, vừa làm việc vừa chăm sóc gia đình mà không được chồng chia sẻ. Đầu tháng 7, chị đến khoa Sức khỏe Tâm thần để khám do thường xuyên đau đầu, mất ngủ, dễ bực tức, cáu gắt, hay hồi hộp, không tập trung được.

Chị cho biết, hai tháng nay vừa lo công việc vừa quán xuyến gia đình, trong khi chồng không đỡ đần được nhiều. Chị bật khóc khi bác sĩ hỏi bệnh.

Hình minh họa (Ảnh:blogue.soquij)

Một bệnh nhân khác, 30 tuổi, có con vừa tròn một tuổi, cũng đang làm việc tại nhà do dịch bệnh. Chị cho biết ngoài việc cơ quan, chị tất bật chăm con mà không ai đỡ đần, kể cả chồng. Sau một thời gian ngắn, chị hay đau đầu, mất ngủ, mệt mỏi, chán nản, thậm chí trào ngược dạ dày thực quản. Khi ở nhà, con khóc thì mẹ phải dừng làm, mất tập trung, năng suất kém.

Nhìn những người phụ nữ đến gặp mình liên tục, bác sĩ chua chát thở dài: “Nữ giới dễ bị ảnh hưởng sức khỏe tâm thần nhiều hơn nam giới. Gần đây, số người đến khám do stress, rối loạn lo âu, căng thẳng tăng lên hơn so với trước đại dịch”.

Theo bác sĩ Chung, khó có thể khẳng định bệnh nhân mắc các bệnh lý tâm thần là hoàn toàn do Covid-19. Tuy nhiên trong thời gian này, dịch bệnh là một trong những yếu tố tác động dẫn đến khởi phát các bệnh tâm thần.

Hình minh họa (Ảnh: brava-mama.jp)

Có lẽ không phải vì đại dịch mà chúng ta mới nhận ra rất nhiều đàn ông Việt sống vô tâm với vợ. Bởi từ trước đến nay, phụ nữ Việt đã “nổi tiếng” là phải gánh chịu nhiều áp lực khi làm dâu, làm mẹ, làm một người đảm đang, giỏi việc nước đảm việc nhà.

Nhưng trước dịch, họ còn được đi đây đi đó, được lên công ty gặp gỡ đồng nghiệp, được ra quán cà phê tán gẫu bạn bè, được về nhà ngoại khóc cho thỏa thích. Còn bây giờ, nhiều chị em phải bó chiếu trong nhà 24/24 mà việc gì cũng tới tay, ức chế lắm chứ bộ.

Trong khi đàn ông cũng ở nhà với vợ trong mùa dịch, lại chẳng hỏi han hay phụ giúp gì, mà kinh tế thì cả hai đều cùng gánh vác. Tâm lý chung của đàn ông là lúc nào nghĩ vợ con mình đang có cuộc sốngyên ổn nên chẳng phải kêu ca hay than phiền gì cả.

Đó là lý do mà họ cứ thấy những công việc lặt vặt không tên như lau nhà, nấu ăn, tắm rửa cho con cái là những điều vô cùng đơn giản, không thể nào khiến vợ trầm cảm được. Đúng, những thứ đó làm sao khiến họ bệnh, chính sự vô tâm mặc kệ của người chồng mới khiến chị em phụ nữ phát điên!

Em còn nhớ, đạo diễn nổi tiếng từng 3 lần đoạt giải Oscar Lý An vẫn thường xuyên cùng vợ đi chợ mỗi khi rảnh rỗi. Một người bạn biết chuyện đã trách cứ vợ của Lý An “Chồng cô nổi tiếng thế, ai lại đi chợ cùng vợ”. Nghe xong, bà Lý chỉ mỉm cười: “Cô sai rồi. Tôi đã dành thời gian để đi chợ cùng ông ấy đó chứ”.

Hình minh họa (Ảnh: Phụ Nữ Sức Khỏe)

Thực tế, ngoài công việc thường ngày, Lý An còn dành nhiều thời gian để quán xuyến việc nhà cùng vợ như nấu ăn và chăm sóc con cái. Theo vị đạo diễn này, một người đàn ông thực sự tốt không giúp vợ làm việc nhà. Bởi việc nhà nên được chia sẻ, không nên tồn tại hai chữ ‘giúp đỡ’ trong đó.

Sau cùng, một lời khuyên mà các chuyên gia tâm lý luôn nhắc nhở mọi gia đình. Để phòng rối loạn trầm cảm, các cặp vợ chồng cần đồng cảm, đoàn kết và thường xuyên trò chuyện, chia sẻ với nhau. Người vợ có thể lập một thời khóa biểu sinh hoạt để gia đình thực hiện.

Khi có khúc mắc, cả hai nên cùng nhau tháo gỡ, tránh “sóng ngầm” dẫn đến cáu giận, mất ngủ, căng thẳng, “chuyện bé xé ra to”. Gia đình cũng cần chuẩn bị tâm lý sống chung với dịch bệnh, dành thêm thời gian quan tâm đến sức khỏe như cùng nhau tập thể dục, chơi với con. Duy trì ăn uống đầy đủ, ngủ 8 tiếng một ngày để tinh thần thoải mái.

Quan trọng nhất, các mẹ đừng nghĩ stress là bệnh nhất thời. Thông thường, không phải ai cũng có dấu hiệu rối loạn tâm lý rõ rệt, việc mắc các chứng bệnh về tâm thần cũng rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác.

Điều này được minh chứng bằng việc có nhiều phụ nữ thường xuyên cảm thấy đau bụng, đau dạ dày, đau tim, khó thở, mất ngủ … không rõ nguyên nhân. Khi có bệnh, mỗi người nên sớm đi khám để được điều trị sớm, tránh biến chứng sau này.

Nguồn: VNE

Webtretho

Bình Luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN