Đọc Báo 365


ĐỜI SỐNG

Bé 6 tháng Phú Thọ tím tái khi ăn xúc xích, chạy viện gấp được cứu sống: 4 phút vàng cứu trẻ hóc nghẹn

Sau ăn xúc xích bé M.A đột ngột xuất hiện các biểu hiện như: ho sặc sụa, khò khè, xuất tiết đờm, tím tái dần.

Chăm sóc trẻ nhỏ có những vấn đề khiến mẹ luôn lo lắng, ví dụ như chẳng biết khi nào con nóng con lạnh, đói hay no, chưa kể là con có được an toàn hay không, nằm giường sợ bé ngã, nằm đất sợ con lăn xuống nền nhà lạnh. Trong đó, tai nạn hóc nghẹn trẻ em luôn khiến nhiều phụ huynh phải thót tim. Và các bác sĩ khuyến cáo cha mẹ nào cũng nên có kiến thức sơ cứu căn bản khi con bị hóc nghẹn, bởi thời gian vàng để cứu chữa chỉ có 4 phút.

Em bé 6 tháng được cấp cứu kịp thời

Em đọc trên trang mạng xã hội của Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) thì vừa qua, kíp trực đã cấp cứu kịp thời bé gái 6 tháng tuổi bị sặc xúc xích gây tắc đường thở, nguy hiểm tính mạng. Theo lời gia đình bé gái M.A, 6 tháng tuổi (xã Đồng Trung, Thanh Thủy, Phú Thọ) thì sau ăn xúc xích, bé M.A đột ngột xuất hiện các biểu hiện như: ho sặc sụa, khò khè, xuất tiết đờm, tím tái dần. Ngay sau đó, bé được người nhà sơ cứu nhưng không hiệu quả, bé được đưa đến Trung tâm y tế huyện Thanh Thủy. Kíp trực khẩn cấp thực hiện ngay thủ thuật, sau khoảng 1 phút đã đẩy được dị vật là miếng xúc xích dài khoảng 1 cm khỏi đường thở. May mắn là em bé đã được cứu kịp thời, không còn tím tái nữa.

Miếng xúc xích nằm chắn ở đường thở khiến bé hóc nghẹn

Thời gian vừa qua, không ít tai nạn trẻ hóc nghẹn đã xảy ra như bé hóc hạt vải, rau câu… Tháng 5/2014, một bé trai 8 tháng hóc miếng xúc xích ở Bình Thuận đã qua đời vì người nhà không biết cách sơ cứu, thay vì vỗ lưng bé thì lại dùng tay móc miệng, khiến dị vật càng lọt sâu vào đường thở. Tuy nhiên, điều rất nhiều phụ huynh thắc mắc là bé 8 tháng hay 6 tháng thì cũng chưa phù hợp để ăn thức ăn đặc như xúc xích, sao người nhà lại có thể sơ hở để bé ăn:

Cũng may là em bé tai qua nạn khỏi, nhưng 6 tháng mà cho ăn xúc xích thì cũng đến ạ luôn

Con tui 6 tháng đây còn dùng dằng chưa muốn cho ăn bột, thế mà mẹ này cho con ăn thô sớm thế

Đứa bé 4,5 tuổi ăn xúc xích mà còn có thể hóc nghẹn, huống gì em bé mới có 6 tháng. Chắc do bé cầm chơi nên cắn mà người nhà không biết. Bố mẹ chăm con thì nhớ cẩn thận, không phải cái gì cũng đưa vào miệng con được đâu nhé.

Các dị vật đường thở kích thước lớn ví dụ xúc xích, thạch,..có thể gây suy hô hấp cấp, thiếu oxy não, nặng có thể t.ử vong. Các dị vật kích thước nhỏ như các  loại hạt ( lạc, đỗ, hạt na … ) khi xâm nhập vào đường hô hấp nếu không được phát hiện và lấy ra kịp thời có thể gây viêm phổi tái diễn nhiều lần. Do đó, cha mẹ cần chú ý không đeo trên người và không cho trẻ chơi các vòng hạt, vật sắc nhọn, các loại đồ chơi hình thù tròn nhỏ. Với trẻ lớn, cần giáo dục trẻ khi ăn không nên chơi đùa, chạy nhảy. Nếu trẻ hóc nghẹn, cần nhớ các kiến thức sơ cứu sau, bởi thời gian vàng cứu sống bé chỉ vỏn vẹn 4 phút:

Mẹo giúp trẻ bị nghẹn

Nếu có thể nhìn thấy dị vậy, hãy cố gắng lấy nó ra bằng cách vỗ lưng trẻ hoặc để bé ho. Đừng dùng ngón tay chọc vào một cách mù quáng hoặc liên tục, mẹ có thể làm cho mọi thứ tồi tệ hơn bằng cách đẩy dị vật vào sâu hơn và khiến nó khó lấy ra hơn.

Nếu con ho to, hãy khuyến khích con tiếp tục ho để giải phóng những gì đang mắc nghẹn. Nếu cơn ho bất thường (không ra tiếng hoặc trẻ không thể hít vào bình thường), hãy kêu cứu ngay lập tức và xem bé có còn tỉnh hay không. Nếu con vẫn còn tỉnh táo, hãy hà hơi thổi ngược lại vào miệng bé.

Vỗ lưng cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi

Ngồi xuống và đặt trẻ úp mặt dọc theo đùi, dùng tay đỡ đầu trẻ. Cho tối đa 5 cú đánh mạnh vào vào giữa lưng và hai bả vai, sau đó là những cú vỗ nhẹ.

Vỗ lưng cho trẻ trên 1 tuổi

Đặt một đứa trẻ nhỏ úp mặt vào lòng. Nếu không được, hãy đỡ trẻ ở tư thế nghiêng người về phía trước và đánh vào lưng từ phía sau.

Nếu những cú đánh lưng không làm dịu cơn nghẹt thở và đứa trẻ vẫn còn tỉnh táo, hãy đẩy ngực nếu trẻ dưới 1 tuổi hoặc làm động tác hóp bụng cho trẻ trên 1 tuổi. Điều này sẽ tạo ra một cơn ho giả tạo, tăng áp lực trong lồng ngực và giúp tống dị vật ra ngoài.

– Động tác đẩy ngực cho trẻ dưới 1 tuổi

Đặt trẻ nằm ngửa dọc trên đùi, tìm xương ức và đặt 2 ngón tay vào giữa. Thực hiện 5 lần đẩy ngực mạnh (đẩy), ép ngực khoảng một phần ba.

– Động tác hóp bụng cho trẻ trên 1 tuổi

Đứng hoặc quỳ sau lưng con, đặt cánh tay của bố hoặc mẹ dưới cánh tay của trẻ và xung quanh bụng trên của trẻ. Nắm chặt tay và đặt nó giữa rốn và xương sườn của trẻ.  Dùng sức nắm chặt tay này bằng tay kia và kéo mạnh vào trong và lên trên. Lặp lại tối đa 5 lần.

Sau những lần đẩy ngực hoặc bụng, nếu dị vật vẫn không bị bật ra và con vẫn còn tỉnh táo, hãy tiếp tục chuỗi động tác đánh lưng và đẩy ngực hoặc bụng. Gọi điện để được trợ giúp, nếu bố hoặc mẹ vẫn đang ở một mình.

Ngay cả khi dị vật đã ra ngoài, hãy tìm trợ giúp y tế. Một phần của dị vật có thể còn sót lại.

Đứa trẻ bất tỉnh vì nghẹn

Nếu một đứa trẻ bị nghẹt thở vì hóc nghẹn hoặc trở nên bất tỉnh, hãy đặt chúng lên một bề mặt phẳng, cứng và kêu lên để được giúp đỡ. Mở miệng của trẻ. Nếu vật thể nhìn thấy rõ ràng và bố mẹ có thể cầm nắm dễ dàng, hãy lấy ra. Nếu không hãy hô hấp nhân tạo trong kho chờ đội ngũ y tế có mặt. Đừng bao giờ để lại đứa trẻ một mình.

Webtretho

Bình Luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN