Đọc Báo 365


ĐỜI SỐNG

Mẹ chồng tôi rất thích ‘nấu canh bằng đầu tôm’: Thật ra không hề có canxi, ăn vào hại sức khỏe

Mẹ chồng tôi có sở trường nấu canh với đầu tôm, tôi biết không tốt nhưng ngại không dám nói

Nhà mình thì ở biển nên mấy thứ hải sản như tôm, cua, cá không thiếu. Vì nó sẵn nên từ hồi bé đã thấy mẹ hay nhặt bỏ phần đầu tôm chứ không dùng. Sau này khi cưới chồng thì mình thấy nhà chồng rất hay sử dụng cái đầu tôm ấy để nấu canh. Bà hay cắt đầu tôm xong rồi xay hoặc băm nhuyễn, cho vào cái ray lọc như lọc cua ấy rồi nấu với bầu. Mẹ chồng mình bảo thế cho ngọt nước.

Thế nhưng mà mình nói thật là có thấy nó ngọt gì đâu. Với lại, theo kinh nghiệm ăn tôm từ nhỏ đến lớn của mình thì đầu tôm nó chả có thịt đâu, toàn cái vỏ cứng thôi à. Mấy lần mình cũng định bảo mà sợ mẹ chồng giận nên lại thôi.

Hình như cái này cũng có nhiều người áp dụng hay sao ấy. Vì hôm bữa mình sang nhà bạn chơi, thấy nó cũng nấu như này. Bạn mình còn kêu là có nhiều canxi. Thậm chí, nó còn lấy cái nước lọc đầu cua này thêm vào cháo cho con, bảo là nhiều canxi cho xương con chắc khỏe?

Thật sự là cái này mình nghe lần đầu luôn á. Xong mình cũng có bảo với nó là toàn vỏ chứ có gì đâu thì nó cãi. Nó còn dẫn chứng bảo mình chả biết gì, nếu không tốt sao ngày xưa các cụ lại bảo: Râu tôm nấu với ruột bầu, chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon.

Nghe nó nói mà mình cũng thấy có lý nhưng chưa thuyết phục lắm nên đã bỏ thời gian ra tìm hiểu. Dưới đây là toàn bộ phần thông tin do chuyên gia chia sẻ mà mình thấy báo chí đã đưa nha các mẹ. Nhà ai đang có thói quen này thì nên xem lại.

Nhiều người dùng đầu tôm để nấu canh. Ảnh minh họa, nguồn: Eva

Chuyên gia nói gì về quan niệm nấu đầu tôm cho… ngọt nước?

Theo Ths. BS Trương Nhật Khuê Tường (Khoa Dinh dưỡng – Tiết chế Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM) cho hay: Tôm là thực phẩm giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Nó có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon. Thế nhưng không phải bộ phận nào của tôm cũng tốt cho sức khỏe cả.

Hiện nay, có nhiều người cho rằng ăn tôm phải ăn cả đầu, cả vỏ thì mới tốt vì hấp thu được nhiều canxi, tốt cho mắt, bổ não. Thế nhưng, đây là quan niệm hoàn toàn sai. Phần đầu tôm là thứ cần phải bỏ khi ăn mới đúng.

‘Nhiều người có thói quen giã nát đầu tôm để nấu canh. Song, đầu tôm lại là bộ phận có chứa nhiều ký sinh trùng, kim loại nặng và các chất thải của hệ tiêu hóa của con tôm. Vì vậy, ăn vào sẽ không tốt cho sức khỏe nhất là với trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai’, BS Tường cho hay.

Còn PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh (Nguyên cán bộ Viện công nghệ sinh học và thực phẩm – Đại học Bách Khoa Hà Nội) đánh giá: Đầu tôm không hề có chứa nhiều canxi và cũng chẳng tốt cho sức khỏe như lời đồn.

Chuyên gia Nguyễn Đức Thịnh. Ảnh: Eva

Theo ông Thịnh, bộ phận duy nhất ăn được của con tôm là phần thịt. Còn lại thì vỏ, đầu… phải bỏ hết khi sơ chế, không nên tiếc rẻ, nhất là phần đầu tôm.

Vị chuyên gia này lý giải: Đầu tôm là cơ quan thần kinh và cũng đồng thời là nơi chứa hệ tiêu hóa của con tôm. Thế nên mới có câu: Họ nhà tôm p/h/â/n lộn lên đầu.

Thức ăn của tôm là tảo, vi sinh vật và xác các loại động vật thối rữa. khi tôm ăn vào, những tạp chất này đều tich lại ở phần đầu của tôm do hệ bài tiết của nó đặt ở đó. Do vậy, đầu tôm có chứa rất nhiều tạp chất, thậm chí có cả kim loại nặng. Chính vì thế, nếu chúng ta ăn đầu tôm thì có thể không gặp hại ngay lập tức. Song, về lâu dài thì lại ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ông cũng đưa ra dẫn chứng về hàm lượng kim loại nặng trong tôm. Cụ thể, một nghiên cứu khoa học đã xác định hàm lượng cadmium trong đầu tôm đạt mức 0,3mg/kg. Con số này cao gấp 10 lần so với phần thịt tôm. Dù nó không gây ngộ độc cấp nhưng theo quy định, hàm lượng này không được vượt mức 0,5mg/kg. Vì vậy, nếu bạn ăn đầu tôm thường xuyên thì kim loại nặng sẽ tích tụ trong cơ thể. Khi đạt tới ngưỡng, nó sẽ ‘bùng’ lên và gây bệnh.

Ngoài đầu tôm thì còn có một số bộ phận của tôm bạn cũng không nên ăn

+ Đường chỉ đen trên lưng tôm:

Đường chỉ đen này chính là đường tiêu hóa của con tôm. Vì thế, nếu không được loại bỏ, bạn dễ bị đau bụng, tiêu chảy thậm chí là ngộ độc khi ăn. Nhất là những con tôm được nuôi bằng bột hoặc ở những khu vực nước ô nhiễm.

+ Vỏ tôm:

Không ít người quan niệm rằng vỏ tôm là phần mà có chứa nhiều canxi. Thế nên thường hay để cả rồi ăn. Tuy nhiên, trên thực tế là vỏ tôm không hề có chứa nhiều canxi như chúng ta vẫn nghĩ. Canxi chủ yếu đến từ thịt, còn phần vỏ chỉ có chứa chất kitin giúp vỏ của nớ cứng và chắc.

Việc bạn sử dụng vỏ tôm có thể gây khó tiêu hóa, khó chịu cho đường ruột. Đôi khi, bạn có thể bị hóc vì vỏ tôm bị dính lại ở cổ họng, nhất là với trẻ nhỏ. Vì vậy, tốt nhất vẫn là bỏ vỏ tôm trước khi ăn.

Đây là những thông tin mà báo chí đã đưa tin. Nói tóm lại thì ‘râu tôm nấu với ruột bầu’ nói riêng và đầu tôm nói chung không phải là món tốt cho sức khỏe đâu các mẹ nhé.

https://www.webtretho.com/f/an-de-khoe-dep/me-chong-toi-rat-thich-nau-canh-bang-dau-tom-that-ra-khong-he-co-canxi-an-vao-hai-suc-khoe

Bình Luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN