Đọc Báo 365


TIN TỨC

Ca nhiễm nCovid ở từng đến tiêm vaccine tại 1 trường học ở quận 8. Chuyên gia: TP.HCM đã chậm hơn virus một bước

Ngày 27/6, Trung tâm y tế quận 8, TP.HCM, phát thông báo tìm người liên quan ca nhiễm nCoV trên địa bàn.

Cơ quan y tế xác định người này có đến tiêm chủng tại trường Tiểu học Nguyễn Công Trứ tại số 4, đường Trương Đình Hội, phường 16, quận 8, vào ngày 22/6 (lúc 16h-18h) và ngày 23/6 (lúc 8h-10h).

Ảnh minh hoạ

Người dân có thể gọi 0903186883 (đường dây nóng Trung tâm y tế quận 8 để khai báo y tế và được hướng dẫn theo dõi sức khỏe, lấy mẫu xét nghiệm.

Sau một tháng bùng phát dịch Covid-19, TP.HCM đối mặt áp lực lớn khi xuất hiện ngày càng nhiều ổ dịch chưa rõ nguồn lây. Ngoài ra, các ca bệnh ít có triệu chứng, số người liên quan lớn.

Các trường hợp này tiếp tục lây nhiễm cho người tiếp xúc gần tạo thành cụm lây nhiễm liên quan nhiều người, nhiều địa điểm.

Từ 27/4 đến chiều 27/6, TP.HCM ghi nhận 3.121 ca mắc mới, và là địa phương có số ca mắc cao thứ 2 cả nước, sau Bắc Giang.

Ảnh minh hoạ

Bộ Y tế đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19 tại TP.HCM rất lớn. Ngoài vắc xin, thành phố vẫn cần tuân thủ các biện pháp chống dịch đã triển khai.

Theo các chuyên gia y tế, dịch Covid-19 ở TP.HCM khó kiểm soát hơn so với các địa phương khác. Không chỉ bệnh viện mà các chợ dân sinh, khu công nghiệp đều đã có ca mắc. Tại TP.HCM, đỉnh điểm có ngày ghi nhận tới 667 ca nhiễm Covid-19.

Theo PGS Trần Đắc Phu – nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, sau hơn 2 tháng Covid-19 quay trở lại đã có 48 tỉnh thành ghi nhận ca mắc Covid-19. PGS Phu cho biết không riêng ở TP.HCM và nhiều địa phương khác, mầm bệnh có thể vẫn đang lẩn khuất trong cộng đồng và nguồn lây không biết đến từ đâu.

Tại TP.HCM, dịch Covid-19 sẽ không thể khống chế được trong “một sớm một chiều” nhưng dần dần sẽ khống chế được, theo PGS Phu. Điều quan trọng là người dân cần tuân thủ các quy định về giãn cách xã hội và thực hiện các nguyên tắc 5K.

Ảnh minh hoạ

Theo BS Trương Hữu Khanh – Bệnh viện Nhi đồng 1, hiện TP.HCM đã chậm hơn virus một bước. Cũng theo BS Khanh, việc ghi nhận hàng trăm ca mắc trong 1 ngày trong khu phong toả, cách ly không sợ bằng mỗi ngày có 1 ca ngoài cộng đồng. “Đây mới thực sự là điều đáng sợ”, BS nói.

Các biện pháp TP.HCM áp dụng đã chậm hơn vì vẫn có ca ghi nhận rải rác trong cộng đồng, có triệu chứng mới vào viện. Như vậy, TP vẫn chưa vây được F0 và những F0 không có triệu chứng vẫn lang thang và có nguy cơ lây bệnh cho người khác.

Mặc dù chậm, nhưng bác sĩ Khanh cho biết TP.HCM vẫn cần truy vết và cần tăng cường thêm xét nghiệm. Hiện Sở Y tế chấp thuận test nhanh kháng nguyên, do đó, để nhanh chóng vây được dịch, cần đưa test nhanh vào trạm y tế phường, phòng khám tư nhân để người dân tiếp cận dễ hơn. Người dân có thể tự đi xét nghiệm khi có biểu hiện sốt, đau họng thay vì họ phải lên trung tâm y tế quận, huyện, bệnh viện.

Ảnh minh hoạ

Song song với xét nghiệm thì chiến dịch tiêm chủng cần nhanh chóng hoàn tất.

Về ý kiến cho rằng TP.HCM có thể sống chung với dịch bệnh như sống chung với “lũ”, bác sĩ Khanh cho rằng không thể nào sống chung như vậy. Covid-19 “hiểm ác” ở chỗ người bệnh không có triệu chứng và có thể lây cho người khác với tốc độ nhanh hơn cảm cúm. Chỉ cần 5% bệnh nhân nặng cũng khiến ngành y tế chao đảo nếu chúng ta không đưa ra các giải pháp phòng chống.

Theo: Zing và Doanh nghiệp và tiếp thị

Bình Luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN